Posted by Phù Vân (136..12.9) on November 03, 2023 at 12:35:21:
ĐỐI CẢNH VÔ TÂM CHỚ HỎI THIỀN
(Sư Ông Trúc Lâm)
Việt Nam vào thế kỷ thứ mười ba. Vua Trần Nhân Tông, khi đi tu Ngài lên núi Yên Tử, lập một hệ phái tên là Trúc Lâm Yên Tử. Ngài có làm bài phú “Cư Trần Lạc Đạo”. Trong đó, câu chót thế này “Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”. Nghĩa là đối với cảnh mà không có tâm dính mắc th́ đừng hỏi thiền chi nữa, v́ ngay đó là thiền rồi. Đối với cảnh mà tâm không dính mắc tức là chỗ kinh Kim Cang bảo sáu căn đừng dính với sáu trần. Do không dính mắc với sáu trần nên tâm an định. Đó là Thiền.
Như vậy, Thiền của Thiền tông là cốt không cho tâm dính mắc với sáu trần. Đó là gốc, là đường lối căn bản của nhà Thiền. Trước khi xuất gia, vua Trần Nhân Tông đă được học với ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ. Khi sắp trở về lên ngôi Thái tử, Ngài hỏi Tuệ Trung chủ đích của thiền là ǵ? Tuệ Trung đáp thế này: “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc”, nghĩa là nh́n lại ḿnh là phận sự chính, đừng chạy t́m bên ngoài. Quay lại ngay nơi tâm ḿnh đó là bổn phận chính của người tu thiền, không thể hướng bên ngoài mà được. Ngay câu đó, nhà Vua lănh hội được yếu chỉ thiền.
Phương hướng tu hành của Thiền tông không phải lấy kinh điển làm trọng yếu, mà phải biết xoay lại nơi ḿnh để nh́n thẳng nội tâm, biết cái ǵ hư dối buông xả, cái ǵ chân thật nhận lại, chớ không có ǵ xa lạ hết. Tại sao tôi nói Thiền là cội gốc của đạo Phật? Bởi v́ trong kinh A-hàm, đức Phật dạy người tu thiền phải quán Tứ niệm xứ. Quán Tứ niệm xứ là quán thân bất tịnh, quán thọ là khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngă. Bốn pháp quán ấy đều xoay lại ḿnh, để thấy cho tường tận. Như vậy tu thiền theo giáo lư Nguyên thủy cũng phải phản quan.
C̣n nếu tu thiền theo kinh Kim Cang th́ không cho sáu căn dính mắc với sáu trần. Rơ ràng kinh Phật từ hệ Nguyên thủy cho đến hệ Bắc tông đều dạy phải xoay lại, tự quán chiếu chính ḿnh và tự ǵn giữ, đừng để tâm phóng theo sáu trần. Cho đến kinh Lăng Nghiêm thuộc Bắc truyền, có một đoạn kể lại ngài A-nan bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, cái ǵ là cội gốc của sanh tử luân hồi? Cái ǵ là cội gốc của Bồ-đề Niết-bàn?” Đức Phật im lặng. Lúc đó mười phương chư Phật đồng thanh bảo rằng: “Cội gốc luân hồi sanh tử là sáu căn của ông. Cội gốc Bồ-đề Niết-bàn cũng là sáu căn của ông.”
Như vậy, từ kinh Phật cho đến đường lối Thiền tông rất phù hợp, rất thích ứng với nhau. V́ vậy chúng tôi mới quả quyết Thiền tông là cội gốc của đạo Phật. Có một Thiền khách đến gặp vị Thiền sư trưởng lăo, hỏi:
- Bạch Ngài, thế nào là Phật tánh?
Vị trưởng lăo đáp:
- Như một con khỉ được nhốt trong lồng có sáu cửa. Bên ngoài một con khỉ khác đứng kêu “Chéo! Chéo!” để đáp lại con khỉ trong lồng cũng kêu “Chéo! Chéo!”
Nghe tới đó, vị Thiền khách hỏi:
- Nếu con khỉ bên trong ngủ th́ sao?
Ngay lúc ấy, Thiền sư liền nắm vai, nói:
- Chúng ta đă thấy nhau rồi!
Đó là câu trả lời cho câu hỏi thế nào là Phật tánh. Bởi tâm chúng ta như con khỉ chuyền nhảy lăng xăng không dừng, cho nên gặp cảnh ngoài th́ dính với cảnh ngoài. Bao giờ nó dừng lặng tức con khỉ bên trong ngủ, th́ con khỉ ở ngoài dù có kêu mấy nó cũng yên lặng, không trả lời. Đó là Phật tánh hiển lộ.
Trích "THIỀN TÔNG LÀ CỘI GỐC CỦA ĐẠO PHẬT" - Thiền Sư Thích Thanh Từ