Bác Lz à - giai đoạn đầu đời chưa ý thức và giai đoạn sau đó có y thức


[ Follow Ups ] [ Post Followup ] [ Culture ]

Posted by Phù Vân (136..12.9) on January 18, 2024 at 21:31:56:

giai đoạn đầu đời chưa ý thức:
------------------------------
Khi một thai nhi còn trong bụng mẹ, mắt thai nhi chưa mở để giao tiếp với cảnh vật bên ngoài bụng mẹ, chưa nhìn được mình là một thai nhi qua bóng hình mình trong gương
tai thai nhi chỉ nghe tiếng động trong lòng của mẹ, tiếng đập của con tim mình, tiếng mẹ hát ru cho mình ngủ chứ chưa nghe âm thanh bên ngoài như tiếng chim hót, thai nhi chưa nếm hay nhai thức ăn bằng miệng và lưỡi mà thức ăn truyền từ mẹ vào cho thai nhi qua cái nhau dinh vào rốn, nhưng thân thể thai nhi đã tựu hình, tim thai nhi đã biết đập và cảm nhận được tình thương yêu của Mẹ Cha .
Khi hài nhi lọt lòng Mẹ, ngũ căn đầy đủ và bắt đầu hành trình cho ngũ căn giao tiếp với ngũ trần để tạo ra ngũ câu ý thức .

Hài nhi chưa biết giận hờn, chưa biết mình là trai hay gái, chưa biết xấu hổ khi ỉa đái, ... Giai đoạn này hài nhi chưa thu thập ý thức đủ để thai nhi nói lời nịnh hót Mẹ Cha, không nhận ra mình trong gương, không biết tên mình, ngày sinh, chưa biết tên Mẹ Cha, chưa biết lớn khôn sẽ chọn ngành nghề gì ?

Có thể xem giai đoạn đầu đời này hài nhi sống gần như muông thú và cỏ cây không nhận ra cái identity do ý thức tạo ra, nhưng hài nhi có một điều quý giá mà ý thức không thể sánh bằng và đó là hài nhi biết đau khi bà mụ phét đít thì khóc oe oe tiếng khóc đầu đời, hài nhi no thì ngủ đói khát thì biết tìm vú mẹ để bú cho khỏi đói, biết đau biết lạnh biết nóng khi nhiệt độ không làm cho hài nhi dễ chịu, hài nhi biết nghe Cha Mẹ gọi tên dù chưa nhận ra đó là cái tên cúng cơm của mình sau này . Hài nhi sống bằng trực giác không cần nghĩ suy!
---
giai đoạn sau đó có y thức:
---------------------------
Ngay trong lúc này tôi xin phép nói về ý thức trong Phật giáo nói riêng!
Ý thức trong Phật học đã được diễn giải qua nhiều bộ Luận

Trong Phật học (Phật Pháp) chia ra làm ba loại:
Kinh
Luật
Luận

Luận có nghĩa là lý giải hay lý luận về nghĩa của một vấn đề nào đó bằng ngôn ngữ loài người để làm sáng tỏ vấn đề
Thì Ý thức là một vấn đề lớn trong nhà Phật, tôi xin vắn tắt nói bằng cách vận dụng trí nhớ thô thiển nay có lẽ cũng không còn nhạy bén như khi còn trẻ được nữa (mong bạn nào đọc qua thì thông cảm cho)

Trong bộ Duy Thức Học được diễn giải khá là mạch lạc rằng Ý thức thuộc về một trong tám thức
tám thức:
Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, Mạt na thức và Tàng thức

Năm thức đầu tiên gọi là ngũ câu ý thức, nghĩa là năm Thức tiền trần - mỗi thức gắn liền với trần mà tác dụng có riêng biệt hẳn hoi
Nhãn thức - là thức được phát sinh bởi mắt nhìn thấy cảnh vật
Nói tóm lại thì năm thức đầu tiên của tám thức trong Phật học là mắt tai mũi lưỡi thân tác dụng với sắc thanh hương vị xúc (năm trần) để cho năm thức sinh ra

Năm thức này có nhiệm vụ đem cảnh sắc, âm thanh, hương, vị, và cảm xúc vào bên trong trao cho Ý (ý là não bộ) để ý thức được sinh ra và xếp vào trong tàng thức một cách thứ tự .

Như vậy năm căn của một con người ra tiếp xúc với năm trần bên ngoài để sinh ra năm thức, năm thức đem những cảnh sắc (1), âm thanh(2) mùi hương(3), vị ngọt mặn chua cay chát(4), cảm xúc do va chạm(5) vào trong báo cáo cho não bộ để não bộ sinh ra ý thức xếp info báo cáo do năm thức đó vào trong tàng thức .

Thí dụ cụ thể:
Mẹ chỉ cho con nhìn thấy mây bay mà nói:"Phù vân" con liền ghi nhận hình ảnh đó bằng mắt, tai liền ghi âm phù vân đem vào trao cho não bộ, não bộ liền trao cho Ý thức đem hình ảnh và âm thanh vào ghi chép trong Tàng thức!

Lần sau con nhìn lên trời thấy mây bay liền sinh ra nhãn thức đem hình ảnh đó vào báo cáo với não bộ . Não bộ liền sinh ra Ý thức đem hình ảnh đó vào so sánh trong Tàng thức thì đã có hình ảnh và tên gọi của mây bay rồi, Ý thức ok, ghi nhận hình ảnh mây bay dù có khác đi chút ít nhưng vẫn chỉ là phù vân .
----

nguy cơ sau khi có ý thức:

HAHAHAHA



Follow Ups:

Delete your own posting with password 'delete':
Password:    

Post a Followup

Name:     E-Mail:
Subject:
Comments:

UNICODE (Chie^`u Tra('ng => Chiều Trắng)        VIQR (Chie^`u Tra('ng => Chie^`u Tra('ng)