Nói thêm về tiếng Hoa


[ Follow Ups ] [ Post Followup ] [ Culture ]

Posted by Lz (207..61.10) on March 15, 2024 at 13:24:13:

Hôm qua tôi t́nh cờ thấy cái clip này:

Tới đoạn khoảng 4:00 trở đi ông Ngạn nói về cái mối nguy xâm lược từ Trung Quốc (clip này là năm 2020). Sau đó ông ấy có nói thêm rằng mặc dù ḿnh ngại chính sách của nhà cầm quyền Trung Quốc, không nên đem cái ác cảm đó chiếu vào những người Trung Hoa b́nh thường. Cái này nghe sao mà giống điều tôi nói ở đây hôm trước quá chừng. Ai mới nghe qua có khi tưởng tôi bắt chước nói theo ông NNN, nhưng thực sự lúc tôi viết cái post trên đây, chỉ là ư tôi nghĩ trong đầu, chứ lúc đó tôi chưa nghe qua ông Ngạn hay ai khác nói :)

Trở lại với người Hoa, th́ để tôi nói rơ hơn chút. Người Hoa ở nước ngoài lâu (như ở VN) th́ họ cư xử cũng như người dân ḿnh thôi, không có cái tư tưởng ǵ. Nhưng người Hoa ở đại lục hay đại lục mới sang th́ phần nhiều họ đều có cái tư tưởng "nước lớn". Họ coi hai triều đại Nguyên và Thanh là hai triều đại "nước ngoài", nói chung không thích lắm. Về vấn đề như Đài Loan, Hồng Kong th́ họ đều mong muốn mạnh mẽ lấy lại cả hai (chứ không phải như ḿnh th́ nghĩ, ai thích sống sao cho họ ở vậy). Đối với các nước khác như HQ, Nhật, VN th́ hoặc là không ư kiến, hoặc là số nhỏ hơi hơi không thích. Nếu nói về độ không thích th́ họ không thích Nhật số 1, tới VN, tới Hàn. Tất nhiên nói như vậy chứ giao hảo th́ họ b́nh thường, làm chung nói chuyện không có vấn đề ǵ.

Bởi vậy nếu ḿnh nói chuyện chính trị như về Đài Loan, về Hongkong th́ khó mà t́m được tiếng nói chung, nếu như ḿnh không cùng ư kiến với họ 100%. Ba cái vụ đó nếu họ có nói th́ tôi nghe vậy thôi, không căi, v́ căi cũng như không.

Nói về chính trị nội t́nh TQ th́ OK, nhất là những người đă có chút chín chắn (30 tuổi trở lên). Tất nhiên họ biết Tập Cận B́nh ra làm sao, CS ra làm sao, không có màu mè hay che đậy ǵ.

Nhưng mà cái tôi thấy dễ nói chuyện nhất là như tôi có nói các bác, ở cái văn hóa của nó. Nếu bác là người VN, đọc nhiều sách nói về lịch sử VN và các nhân vật lịch sử VN (như Nguyễn Trăi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Lê Quư Đôn) th́ thế nào cũng đă từng nghe, từng nhớ nhiều câu, nhiều chữ tiếng Hán. Tự khắc nó tới thôi không phải "học" nữa. Nói ví dụ hai chữ 大 (đại) và 太 (thái), tôi đă biết từ trước v́ nhớ mẩu chuyện về Lê Quư Đôn khi c̣n là đứa nhỏ. Hoặc mấy câu tiếng Hán như "nhân chi sơ tính bản thiện", "hồng nhan tri kỷ", "thế thiên hành đạo" ... Tương tự như vậy là những sách Tam Quốc Chí, Tây Du Kư mà người Việt hầu như ai cũng biết. Mấy cái này đều thuộc văn hóa Trung Hoa, ḿnh nghe, ḿnh thấy, ḿnh biết, và khi ḿnh nói ra th́ người Hoa họ cũng biết. Ngay cả cách suy nghĩ, cách cư xử, đối xử với người thân, tôn ti trật tự, v.v.. của người ḿnh cũng giống họ, không cần phải nói cũng biết. Cho nên hôm trước tôi nói ḿnh dễ nói chuyện với họ là v́ vậy.

Giờ để nói sang chuyện học tiếng Tàu. Dù tôi có nói với các bác là từ lâu đă biết sơ sơ vài chữ, và cũng ṭ ṃ muốn biết thêm, nhưng trước đây tôi vẫn ngại, bắt nguồn từ cái tâm lư "ghét Trung Quốc" mà ra. Bởi ḿnh không thích cái chính thể bên đó, nên những ǵ dính tới họ ḿnh cũng không muốn dính tới. Chỉ tới gần đây tôi t́m hiểu về Phật giáo, tôi mới biết là Phật giáo VN dùng rất nhiều chữ Hán. Có thể nói ở thời điểm hiện tại, Phật giáo là nơi duy nhất (trong xă hội VN) dùng nhiều tiếng Hán như vậy. Tất cả các vị sư săi VN, một khi đă tu học để đạt một thứ bậc cao nào đó trong Phật giáo, đều đă từng học qua và hiểu chữ Hán và chữ Hán Việt. Bởi vậy nên bây giờ nhiều khi các bác nghe các vị cao sư giảng giải, thỉnh thoảng họ sẽ chen thêm vài câu tiếng Hán (đọc âm Hán Việt) mà mới nghe qua, người Việt b́nh thường không hiểu ǵ hết. Giống cái câu hồi năy tôi tự đặt ra để nói với bác KT :) ("nhân tri kỷ nhi túc, nhân ṭng bỉ nhi thiểu" - câu này tôi tự đặt ra để minh họa chứ ko phải là câu trong sách nhe các bác)

Một khi đă biết là văn chương kinh kệ Phật giáo VN đều từ Hán văn, tôi mới gạt qua ngần ngại, chấp nhận đâm đầu vào đó t́m hiểu cho biết :) Tất nhiên nhận mặt và chữ Tàu khó nhớ, nhưng từ từ tôi nhận ra là người Việt học tiếng Tàu cũng có chút lợi thế (so với người Tây Mỹ). V́ hai lẽ, thứ nhất là khi ḿnh đọc được một chữ Hán, nếu ḿnh biết âm Hán Việt, nhiều khi ḿnh có thể hiểu ngay tất cả các ư của nó, trong khi đối với người Tây Mỹ, chữ đó nếu đem tra từ điển sẽ ra một mớ, không biết nên dùng cái nào. Ví dụ như chữ "đạo" 道, nó là con đường, cũng là hướng đi, cũng là cái tôn giáo nữa. Đem tra từ điển ra cả mớ nghĩa, trong khi người Việt ḿnh, nếu không đọc được th́ thôi, chư nếu đọc được là "đạo" th́ ḿnh hiểu ngay nó là cái ǵ. Thứ hai, tiếng Tàu giống tiếng Việt ở chỗ hay kết hợp hai chữ riêng rẽ để ra một nghĩa khác. Như khi kết hợp chữ 行 và 道, ḿnh được chữ "hành đạo", và người Việt ḿnh hiểu ngay nó là cái ǵ. Trong khi đối với người Tây, họ tra một chữ 行 ra nghĩa "đi" (và chừng 10 nghĩa khác) và chữ 道 ra "đường", th́ cộng lại nghe có vẻ như "đi đường". Nghe cũng OK, nhưng c̣n câu "thế thiên hành đạo"? Nguyên cả câu này viết 替天行道, dịch ra từng chữ tiếng Anh như này:
替 replace, remove, instead of, deteriorate, for, with regards to
天 sky, heaven, day (24hr), natural, weather (it)
行 walk, line, row, grade, do
道 road, path, policy, religion, theory, truth, discuss
Rồi ngồi ghép th́ có thể ra là "cho một ngày đi đường". Nghe cũng xuôi tai nhưng như vậy là trật lất rồi đúng không các bác?

Bàn luận với các bác một chút cho vui, chứ thật ra bây giờ tôi vẫn chỉ ở mức pre-kindergarten thôi :) Ngày xưa nói mức tiếng Hán cơ bản cho trẻ con học là 3000 chữ, cho nên mới có mấy cuốn sách Tam thiên tự (tức "Ba ngàn chữ"), th́ hiện giờ tôi mới biết đâu được chừng hơn trăm chữ. Mà đó chỉ là nhận ra và đọc, c̣n viết xuống lại là một chuyện khác nữa. Làm rồi mới biết, nhiều khi nh́n chữ ḿnh nhận ra, chứ bảo viết xuống cụ thể th́ ḿnh không biết, vẽ linh tinh hết cả :) Tôi nghe nói cái này ảnh hưởng không chỉ người ngoại quốc, mà cả người Hoa chính hiệu nữa. Bởi v́ bây giờ họ gơ chữ dùng bàn phím chữ Latin, xong computer sẽ đưa cái chữ ra, nên họ không phải viết từng nét như trước. Lâu ngày họ quên luôn cách viết các nét nó ra làm sao, mặc dù đưa chữ th́ vẫn đọc được.

Thêm một cái nữa là nếu bác biết chữ Hán Việt, bác vẫn không thể giao tiếp được với người Hoa, v́ tiếng Hán Việt không giống tiếng mà người Hoa nói. Ví dụ như ḿnh đọc 不 là "bất", nhưng người Hoa đọc theo giọng phổ thông là "bu", etc. Ngay cả những chữ ḿnh nghĩ là giống như 风 ḿnh đọc là "phong", họ cũng đọc tựa tựa như vậy, nhưng khi họ nói câu có chữ đó, nếu không nói trước, ḿnh cũng không nhận ra, v́ người Việt ḿnh nói "phong" khác với cách họ nói. Bởi vậy nên ngày xưa, các cụ nhà ḿnh dù giỏi tiếng Hán nhưng khi đi sang Tàu sang Nhật vẫn phải bút đàm, dùng bút viết ra chữ để nói chuyện. Cũng tương tự như cách người Hoa chỉ biết tiếng phổ thông (Mandarin) và người Hoa chỉ biết tiếng Quảng (Cantonese) giao tiếp với nhau vậy.



Follow Ups:

Delete your own posting with password 'delete':
Password:    

Post a Followup

Name:     E-Mail:
Subject:
Comments:

UNICODE (Chie^`u Tra('ng => Chiều Trắng)        VIQR (Chie^`u Tra('ng => Chie^`u Tra('ng)