MÀU ÁO OF SƯ


[ Follow Ups ] [ Post Followup ] [ Culture ]

Posted by Gọn (136..12.9) on June 08, 2024 at 17:36:05:

Sự Khác Biệt Và Ư Nghĩa Màu Sắc Trong Pháp Phục Phật Giáo
Ư nghĩa về hoại sắc của áo cà sa
Màu sắc của áo cà sa – pháp y do Phật chế định đó là hoại sắc, không phải chính sắc (xanh, vàng, đỏ, trắng và đen). Về hoại sắc, đa phần các bộ Luật tán đồng quan điểm hoại sắc gồm các màu pha như: màu xanh dương đậm (xanh hoặc đen), màu bùn (nâu hoặc đen) và màu mộc lan (đỏ hoặc đen). Ngoài ra, c̣n có quan niệm cho rằng hoại sắc là hoà lẫn cả năm màu chính để thành một màu khác (Phạm Vơng Kinh Bồ Tát Giới Bản Sớ). Đến thời Phật giáo bộ phái th́ có năm bộ phái màu sắc y phục khác nhau như: xanh (Hoá điạ bộ), vàng (Đại chúng bộ), đỏ (Pháp tạng bộ), đen (Thuyết nhất thiết hữu bộ), và mộc lan (Am quang bộ) (Đại Tỷ Kheo Tam Thiên Oai Nghi, q.Hạ). Theo quan điểm Bách Nhất Yết Ma, q.9: “Phàm là cà sa, phải nhuộm cho hoại sắc: hoặc xanh (màu rỉ đồng), hoặc thâm (màu bùn), hoặc vàng nghệ (màu đất nung)”, đây là ba màu cà sa như pháp. Đa phần Tăng sĩ Phật giáo An độ mặc y màu vàng nghệ hoặc nâu đỏ. Phật giáo Trung Quốc thời Hán-Nguỵ, pháp y màu đỏ, về sau thêm màu đen, xanh và vàng thẫm.

nguồn: https://phapphucthien.com/su-khac-biet-va-y-nghia-mau-sac-trong-phap-phuc-phat-giao/

Tuy vậy cũng có ư kiến khác hơn một xíu như sau:
Tại sao y phục (cà sa) của những tu sĩ Phật giáo lại có màu vàng ?
Xem thông tin tác giả Luật sư Lê Minh Trường Tác giả:: Luật sư Lê Minh Trường
Theo ngài S. Dhammika trong quyển sách nổi tiếng là “Good questions, Good Answers” (tạm dịch là “Câu hỏi hay, Giải đáp hay”) th́ màu vàng có ư nghĩa là sự từ bỏ, sự rời bỏ, sự ĺa xa, giống như lá vàng rơi rụng khỏi cây rừng vậy.
Những người Ấn Độ cổ xưa mỗi lần nh́n vào rừng cây luôn có thể nói rằng lá chuẩn bị ĺa cành, v́ sắc màu đă chuyển qua vàng, hay thật ra có nâu, có cam. Lâu dần, màu vàng trở thành màu biểu tượng cho sự chia ly, sự xuất ly, sự rời bỏ trong văn hóa Ấn Độ. Chắc hẳn có nhiều dân tộc khác cũng có chung một cách nghĩ giàu h́nh ảnh như vầy.

Cho nên, đạo Phật đă chọn màu vàng làm màu y phục của tu sĩ, để luôn nhắc nhở rằng sự bám-víu, dính-mắc vào những dục vọng và đời sống thế tục là chướng ngại, là nguyên nhân gây ra khổ đau. Và chính sự ĺa-bỏ, sự từ-bỏ những khoái lạc thế tục mới là con đường tu hành và giải thoát.

H́nh ảnh những chiếc lá vàng ĺa xa khỏi cành cũng giống như h́nh ảnh của một người xuất gia, từ bỏ đời sống gia đ́nh trần tục để t́m đường giải thoát vậy.

--

Gọn nhận định như sau:
Chúng ta nh́n thấy sư miền Bắc th́ mặc áo nâu ṣng, sư miền Nam th́ mặc áo vàng choé, sư Tây Tạng th́ mặc màu đà
rồi các hàng cư sĩ th́ mặc áo xám nhợt nhạt

Đó chỉ là h́nh thức mà nhân gian đă quen, nhưng truy nguyên th́ cũng chẳng nên chấp chặt vào h́nh sắc mà chi cho bó chĩn tâm tư vào đó rồi nào là hoại sắc, nào là vàng, nào là nâu, nào là chàm xám,...

Có một tiêu chuẩn mà người ta cho rằng nhuộm sao cho áo có màu lợt nhất là bụng con rít và đậm nhất là lưng và đầu con rít (không phải con rít là linh vật mà cái spectrum màu mè đó th́ tha hồ cho các hội Phật Giáo trên thế giới chọn dễ dàng)
Ngày nay sư MT ở VN khâu áo đủ màu cũng không phải nhất định phải pha màu áo cho thành đủ màu mới đắc quả!
Hễ mỗi lần nh́n vào rừng cây luôn có thể nói rằng lá chuẩn bị ĺa cành, v́ sắc màu đă chuyển qua vàng, hay thật ra có nâu, có cam - th́ ḷng ḿnh gợi nhớ đến đời này vô thường - th́ mặc áo màu của vô thường và tu cho lẹ kẻo không c̣n kịp nữa!

Amen


Follow Ups:

Delete your own posting with password 'delete':
Password:    

Post a Followup

Name:     E-Mail:
Subject:
Comments:

UNICODE (Chie^`u Tra('ng => Chiều Trắng)        VIQR (Chie^`u Tra('ng => Chie^`u Tra('ng)