* Khổng Tử chia cuộc đời con người thành mấy giai đoạn, trong đó “thất thập cổ lai hy” có phải là một trong các giai đoạn này? (Hoàng Mỹ, Sơn Trà, Đà Nẵng)
- Sách Luận ngữ có chép câu nói của Khổng Tử (551-479 Trước CN): “Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học. Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ”. Nghĩa là: Ta 15 tuổi mới có chí học hành. 30 tuổi th́ (tự) đứng vững được (tự lập), 40 tuổi chẳng nghi hoặc (v́ trí tuệ đă mở mang), 50 tuổi biết mệnh trời, 60 tuổi biết phán đoán mọi sự, 70 tuổi theo ḷng ḿnh muốn mà không vượt ra ngoài khuôn khổ đạo lư.
Khổng Tử (551-479 Trước CN).
Khổng Tử (551-479 Trước CN).
Từ đó, người đời sau cho rằng Khổng Tử chia cuộc đời con người thành 6 giai đoạn như sau:
1. “Thập hữu ngũ nhi chí vu học”: 15 tuổi th́ để hết tâm trí vào việc học. [Chữ “hữu” ở đây có nghĩa là “thêm” (thập hữu ngũ: mười thêm năm, tức là 15)]. Nói cách khác, thiếu thời cần tập trung vào việc tu dưỡng, xác định chí hướng và tích lũy kiến thức.
2. “Tam thập nhi lập”: 30 tuổi th́ tự lập, gây dựng sự nghiệp cho ḿnh, có khả năng nuôi sống bản thân và xác lập một vị trí nhất định của ḿnh trong xă hội.
3. “Tứ thập nhi bất hoặc”: 40 tuổi có thể hiểu thấu mọi sự lư trong thiên hạ, có kiến thức và kinh nghiệm phong phú, nên đối với những việc diễn ra trong xă hội có chính kiến rơ ràng, kiên định, không c̣n nghi ngờ (bất hoặc).
4. “Ngũ thập nhi tri thiên mệnh”: 50 tuổi mới có thể thông suốt chân lư của tạo hóa, tức là hiểu được mệnh của trời. Ở tuổi này đă nắm vững quy luật tự nhiên và xă hội, biết được xu thế của thời cuộc, nên công việc thường thuận lợi và dễ dàng đi đến thành công.
5. “Lục thập nhi nhĩ thuận”: 60 tuổi th́ không c̣n chướng tai gai mắt; do lư giải đúng căn nguyên của mọi việc diễn ra xung quanh và thấu hiểu nhân t́nh thế thái, nên dễ thông cảm và có thái độ khoan dung hơn – nh́n sự việc không c̣n thấy chướng tai gai mắt (thuận nhĩ); không như tuổi trẻ hiểu biết c̣n nông cạn, nên trước nhiều sự việc thường cảm thấy khó chịu, bực ḿnh.
Tuy sách giải thích “Lục thập nhi nhĩ thuận” là “Sáu mươi tuổi ưa nghe (nói) những điều thuận tai”, nhưng nhiều người nghiêng về cách giải thích của học giả Nguyễn Hiến Lê: “Lục thập nhi nhĩ thuận”, chữ “nhĩ” ở đây được xem như chữ “dĩ”, nghĩa là “Sáu mươi tuổi th́ thuận theo mệnh trời”.
6. “Thất thập nhi tùng tâm sở dục, bất du củ”: 70 tuổi sẽ đạt đến t́nh trạng hoàn hảo về cách xử thế ở đời, nói hay làm điều ǵ cũng thể hiện đúng với chủ tâm của ḷng ḿnh, muốn sao được vậy và không bao giờ vượt ra khỏi khuôn khổ (bất du củ = không vượt ra ngoài quy tắc).
“Thất thập cổ lai hy” không phải lời Khổng Tử mà được trích từ một câu thơ của thi hào Đỗ Phủ (712 – 770) thời nhà Đường, Trung Quốc. Nguyên văn hai câu 3 và 4 trong bài “Khúc giang” (bài thứ hai) của họ Đỗ là: “Tửu trái tầm thường hành xử hữu/ Nhân sinh thất thập cổ lai hy”. Tản Đà dịch thơ: “Nợ tiền mua rượu đâu không thế? Sống bảy mươi năm đă mấy người?”. Họ Đỗ viết như thế, bởi thời đó, rất hiếm có người thọ đến 70 tuổi (bản thân ông cũng chỉ sống chưa đến tuổi 59).