Đọc 1 đoạn về 1 giáo sư phải lái xích lô nuôi gia đ́nh sau 30/4/1975
Có 1 lần nọ khách là 1 cô gái trẻ ...
Ḿnh cảm thấy tim se thắt lại với 1 nổi buồn không diển tả được,
Xin copy & paste len day
------
Một lần tôi chở một cô gái từ Tô Hiến Thành đến rạp hát Nam Quang. Tôi đang từ trong một ngơ hẻm đạp ra v́ mới đổ khách th́ một người con gái có dáng dấp của một nữ sinh, không phấn son ǵ nhiều, ăn mặc không diêm dúa giơ tay vẫy khẽ. Tôi thắng xe ngay bên người con gái ấy và hỏi nửa bông đùa “Đi đâu cô hai? Cứ lên xe đi rồi tính, khỏi trả giá. Tôi không khi nào ăn mắc cô hai đâu!” Người con gái ngước mắt nh́n tôi. Nàng đẹp, thật đẹp! Cái đẹp đơn giản của con gái Việt nam hiền dịu. Không phải cái đẹp kiêu căng quyến rũ , không, chỉ là cái đẹp đơn giản của đôi mắt đen láy, lông mi dài, cái mũi dọc dừa, làn môi mỏng nhỏ và hồng hào. Cái đẹp của lối nh́n e lệ, của cử chỉ nhẹ nhàng, của lời nói thỏ thẻ. Sao bảo đó là một cô gái bán thân nuôi miệng? Cô bé này c̣n nhỏ, chỉ mười bẩy, mười tám, hơn con gái tôi vài tuổi. Vậy mà tim tôi đập dồn dập. Cái ǵ quyến luyến tôi vào lúc đó? “Chú cho cháu đến rạp hát Nam Quang. Bao nhiêu hả chú?” Tôi đành nói “năm đồng”. Đă hỏi th́ phải nói giá. Năm đồng hơi nhiều nhưng trả giá là vừa. Bốn đồng th́ tốt, c̣n ba đồng th́ đi cũng được v́ tôi đang đi trên đường về. C̣n hơn là đi xe không! Con đường Lê Văn Duyệt có đường xe lam nên ít ai đi xích lô. Xe trở xuống có khách nhưng trở lên thường đi xe không, nên tôi ít chạy đi Chí Ḥa. Thà rằng đi hẳn xuống ngă tư Bẩy Hiền hay đến tận Xóm Mới, ăn hẳn một cuốc dài mà lúc lên lại có khách. “Cháu chỉ có hai đồng, chú đi không? Nếu không cháu đi xe lam”.
Đi xe lam chỉ mất năm hào! Hào, cái danh từ miền bắc để chỉ cắc do bọn Việt cộng đem vào dùng trong miền nam! Đầu tôi suy nghĩ mung lung. Tôi lưỡng lự. Ai đi xích lô mà lại trả hai đồng? Đi cũng cả hai cây số chứ ít sao? Vào lúc khác tôi đă từ chối.
Tôi đă từng nói với các em út chạy xe cùng với tôi là khách mà trả rẻ th́ đừng có bước lên xe tôi. Đă có lần tôi ngồi trên xe chờ khách ở rạp Lê Lợi, đường Gia Long. Một người đàn bà ăn bận sang trọng lại gần , hỏi tôi đi chợ An Đông ở Chợ Lớn ăn bao nhiêu. Tôi nói bẩy đồng. Bà ta trả giá bốn đồng và hỏi tôi có đi không? Tôi nh́n bà ta vời nụ cười hơi đểu và trả lời “Đi, bà leo lên đạp, đến nơi tôi trả bà bốn đồng!” Bà ấy nguưt tôi một cái dài và kêu tôi là đồ mắc dịch, và nói to “đi th́ đi không đi th́ thôi, mắc mớ ǵ mà chọc tôi?” Tôi trả lời “ Tui mà chọc bà th́ bà sướng, bà đâu có chửi tui!” làm cả đám chạy xích lô quanh đó cười rộ! Tôi vốn ghét những kẻ có tiền mà bủn xỉn đi xe mặc cả từng đồng hay trà rẻ, bóc lột sức lao động của tôi. Mồ hôi tôi phải đổ ra mới đổi được lấy đồng tiền. Nhiều con mẹ c̣n nói “ sao chú ăn mắc quá vậy? Muốn bóc lột tôi hay sao đây?” Tôi trả lời đểu “ Bóc tui không bóc, nhưng lột th́ tui muốn lột lắm! bà có chịu không?” để rồi tôi bị chửi cho một hồi.
“Đi không chú?” Câu nói làm tôi tỉnh lại. Tôi nh́n người con gái mà ḷng thấy rộn ràng “Lên xe đi cô.” Đến rạp Nam Quang, người con gái ấy vừa xuống xe vừa nói “chú chờ cháu một chút! Cháu đi mượn tiền trả cho chú”, rồi nàng chạy lại một người bán thuốc lá đầu đường . Tôi xuống xe, lại tựa vào bên hông chiếc xe, lấy điếu Vàm Cỏ ra hút. Chiếc díp pô (zippo) phật lửa, ngọn lửa cao bẩy tám phân, tôi châm điếu thuốc, rồi tiếng “phập” ṛn tan của chiếc nắp bật lửa đóng lại. Chiếc díp pô, môt cây quẹt Mỹ, vết tích c̣n lại của quá khứ. Rồi đây nó cũng sẽ ra đi để đem về năm sáu chục bạc, năm sáu chục, một tháng lương công chức, đủ để các con tôi
không đói một tuần. Bao nhiêu thứ gắn bó với riêng tôi đă ra đi trước nó? Những cây píp (pipe) mà tôi yêu quí hơn vàng, những hộp quẹt ga (gas), những chiếc đông hồ mạ vàng, chúng đă từ giả tôi lần lượt kể từ những năm đói đầu tiên. Chiếc lắc (plaque) bằng bạc mà tôi đeo ở cổ tay từ những ngày c̣n học đại học sư phạm, tấm lắc nặng hai lượng to tướng có khắc tên tôi mà tôi đă thèm muốn từ khi c̣n ngồi ghế trung học, chiếc lắc đeo vào cho tôi thêm “gồ ghề”, cho cánh tay rắn chắc đầy bắp thịt nở nang tôi thêm được các “em” chú ư, thế mà nó cũng đă ra đi. Tôi chẳng c̣n ǵ của dĩ văng, ngoài tấm thân không hồn, ngoài cái hiện tại rách nát. Cả nụ cười đă từng làm siêu ḷng bao nhiêu những “em gái”, nụ cười bất hủ mà tôi đă phải đứng trước gương luyện tập công phu bao lâu, nay cũng đă biến mất trên đôi môi tôi.
Người con gái trở lại với hai đồng và nhỏ nhẻ “cám ơn chú”. Tôi thương sao cái vẻ dịu hiền của cô nàng! Và em vội vă bước đi rồi lẫn vào đám đông như muốn trốn tôi hay sao ấy, tôi th́ cố nh́n theo bóng em đi về hướng Hồng Thập Tự rồi mất hút. Taị sao em trả giá đến rạp Nam Quang rồi lại c̣n đi đâu? tôi ṭ ṃ tự hỏi. Ḷng tôi thấy xao xuyến lạ! Tại sao tôi lại cảm thấy bị thu hút bởi người con gái mà tôi không quen biết ấy? Tiếc một cái ǵ ḿnh bắt đầu lưu luyến,
như kẻ yêu hoa tiếc một bông hồng sắp tàn mất, tôi vội nhét hai đồng bạc vào túi áo và nắm ghi
đông đẩy chiếc xe đi tới. Tôi chẳng buồn đạp. Đạp lâu vừa mỏi gị, vừa đau đít, cái đau đít mà chỉ có dân chạy xích lô mới thấm thiá. Đau ê ẩm, đau chịu không thấu, đau đến độ phải ngồi nghiêng sang một bên mông mà đạp một gị. Những kẻ bàng quang không hiểu tại sao lại tưởng đó là một lối biểu diển v́ nghiêng người sang một bên đạo một gị thất nhiên cũng chỉ lái một tay, tay kia để lên đùi. Có người lại cho rằng đạp như thế là v́ mỏi chân hay là v́ chân ngắn.
Do vậy mà khi dừng lại một nơi nào đó th́ dân xích lô bọn tôi thường xuống đất đứng hoặc ngồi phía trước xe. Để chiêu khách th́ chúng tôi đẩy xe, vừa dễ mời mọc, vưa giăn gân giản cốt, vừa bớt tê chân, lại vừa để cơn đau đít dịu bớt phần nào.
Như thế tôi đă đẩy chiếc xe theo cô em cho đến ngă tư Hồng Thập Tự. Người con gái thấy tôi, v́ không hiểu sao nàng ngoái cổ nh́n lại, hớt hăi băng qua bên kia đường lẩn vào đám đông rồi tôi thấy nàng rẽ trái đi trên đường Hồng Thập Tự về phía Bà Huyện Thanh Quan, sau đó biến mất dạng. Tôi đâu chịu thua, bèn nhẩy lên xe, vôị đạp theo, tim phập phồng như thể đang sợ mất luôn bóng dáng nho nhỏ của cô nàng. Nhưng tôi đả bị chặn ở ngă tư quá lâu và khi quẹo sang được đường Hồng Thập Tự th́ không c̣n thấy người con gái ấy nửa. Nàng đă lẩn đi đâu? Dưới ánh sáng lờ mờ của con đường thiếu bóng đèn này, tôi khó có thể mà kiếm được lại cô bé ấy. Nàng đă lẩn đi đâu? Vào một căn nào đó hay vào bóng tối của những bóng cây? Tôi cảm thấy thất vọng, cái thất vọng nối tiếp một sự háo hức, một sự thèm thuồng mà không được thỏa măn. Tôi chậm răi đạp xe tới cổng vườn Bờ Rô rồi như c̣n tiếc rẻ, tôi quành xe trở lại với hy vọng t́m được nàng. Và quả nhiên tôi đă thấy lại được người con gái nhỏ bé ấy. Nàng đứng sau mấy cô gái ăn sương đang tụ ba tụ bẩy ở góc Bà Huyện Thanh Quan. Ánh đèn từ chiếc cột điện bên kia đường hắt sang giúp tôi nhận diện ra dáng dấp nhỏ bé, cái dáng dấp nử sinh của nàng.
Tôi như bắt được vàng, chờ tới rồi dừng xe đậu bên một đám xích lô khác đang chờ mối bên đường. Xích lô thường đậu ở đấy v́ dễ bắt được khách sộp là những dân chơi đi t́m em út. Họ đến đó bằng xe honda ôm, và ra đi với các em bằng xích lô đến các pḥng ngủ. Pḥng ngủ sang th́ ở Nguyển Huệ, Lê Lợi, hay ở khu sau chợ Saigon. Pḥng ngủ rẻ tiền th́ ở khu Cầu Muối hay khu bến xe Pétrus Kư ở Chợ Lớn. Đi với các em, ít khi nào họ trả giá, và nếu có tay nào bẩn tính trả giá th́ em cũng ngăn “Thôi đi đi cưng! Có bao nhiêu đâu!” và nhẩy ngay lên xe ngồi, làm cho tên bựa kia cũng phải ríu ríu lên theo. V́ vậy mà xích lô được mối ngon và dân xích lô tôi thương các em út. Nhiều bữa em ế hàng, tôi chở các em về không ăn tiền. Nhưng hiếm khi nào các em lại không có tiền trả. Trái lại, các em lại thường tỏ ra rộng răi hơn những bà nhà giầu, đi xe ít khi hỏi giá, gọi xích lô, xe vừa đậu là các em lên ngồi, xuống xe biết điệu lấy tiền ra trả mà dân đạp xe tụi tôi không phải nói bao nhiêu. Đó là cái dễ thương của những cô gái mà xă hội lên án đó. Đứng gần các em tha hồ mà nghe các em kể lại những chuyện đời các em, những giai thoại nghe cũng vui tai. Trong khi chờ khách, càc em bô bô nói đũ thứ chuyện trên trời dưới biển, chuyện các em đi khách làm sao có, chuyện ăn diện có, chuyện tục có, chuyện riêng tư có.
- Cái thằng lé đó nó chịu chơi lắm, chịu chi cho em lắm, mấy chị ơi! Tối qua hắn đưa em lên chọ Cũ ăn, rồi về quần quật với em suốt đêm. Sáng ra c̣n chưa muốn đi. Hắn cho em thêm năm chục buộc boa nữa đó!”
- Thằng cha hôm qua chị đi nó hứa mua cho chị cái áo mới. Nó mết chị lắm! Nhưng chị đâu
có mê nó, chỉ mê tiền của nó thôi! Nghe giọng nó thấy mà phát ghét. Lại c̣n khoe là thủ kho to hơn thủ trưởng. Nhưng nó có tiền các em ạ! Có tiền là ḿnh đi, phải không các em?”
- Tết này em về quê có lẽ ở luôn dưới đó! Ba má không muốn em ở trên đây một ḿnh! Em chẳng biết phải làm sao nữa! Em cũng không muốn làm cái nghề này goài!
Và c̣n biết bao nhiêu mẩu chuyện vui buồn khác!
Nhiều tay xích lô chịu chơi cũng bắt một em. Tôi ít khi đứng nơi đó, không phải v́ sợ dị nghị mà chỉ v́ trong tôi vẫn c̣n sót ít nhiều những tồn tại của một đời thày giáo, tôi vẫn c̣n e dè , vẫn c̣n dư âm của những ngày sống theo đạo đức của một nhà mô phạm. Tôi không đứng đó chờ khách như bao nhiêu những tay xích lô chuyên nghiệp khác. Vả lại tôi thường muốn tránh cái cảnh dành mối, nhiều khi đi đến những vụ căi nhau hay ẩu đả. Tôi vẫn luôn luôn sẵn sàng chịu thiệt, sẵn sàng nhường khách cho những xe khác. Chính nhờ vậy mà tôi được cảm t́nh của những đồng nghiệp chạy xe cùng bến. Lắm khi tôi chẳng thiết chạy, ngả giá xong tôi kêu em út chạy thế. “ Sao chú không chạy? Năm đồng về Thị Nghè là ngon rồi đấy chú!” Tôi chỉ trả lời “Ngon th́ chạy đi cho rồi c̣n ấm ớ nữa! Không chạy tao chạy bi giờ!”
Và khi cô bé thấy tôi lại xuất hiện th́ nàng lại quay đi chỗ khác. Tôi ngồi trên xe nghĩ ngợi dăm ba phút rồi đạp xe ra đi. Tôi đă biết sự thật. Đầu tôi suy nghĩ mung lung, nghĩ ǵ nay tôi chẳng c̣n nhớ. Có thể tôi đă nghĩ đến thân phận người con gái bé bỏng ấy? Cái ǵ đả xô đẩy em vào vực thẳm của tội lỗi, của cái nghề hèn hạ này? Tuổi ấy là tuổi học tṛ đệ tam hay đệ nhị hay đệ nhất. Có phải cách mạng đă đưa đẩy em đến sự “đổi đời” này? Hay cha em là một sĩ quan “ngụy” đi học tập? Em bán thân nuôi ai? Chắc chắn không phải để nuôi thân em v́ em không có ǵ cho thấy là thuộc hạng gái thích hưởng đời. Em đă rơi vào cái nghề này bao lâu rồi? Chắc chắn là chưa lâu lắm v́ em vẫn c̣n dáng dấp của người con gái nhà lành. Và tôi đă buồn cho thân phận những người con gái đó.
Hoàn cảnh nào đă buộc chúng tôi phải hy sinh, phải đi vào con đường mà ḿnh không muốn đi vào? Định mệnh nào đă an bài cho chúng tôi cái thân phận hẩm hiu đó? Thật đáng buồn, đáng khóc! Khóc cho những kẻ như chúng tôi đang lăn lộn khổ sở để tồn tại, khóc cho thân phận của bao nhiêu người v́ thời cuộc phải chịu chua sót đắng cay. Tôi đạp xe ra đi để tránh nh́n người con gái ấy.
Ngày nay tôi vẫn c̣n h́nh dung được nàng đứng sau những chị em bạn gái ở góc đường Bà Huyện Thanh Quan và Hồng Thập Tự. Giờ này tôi ngồi trên đất Mỹ, c̣n nàng đang ở đâu? C̣n đêm đêm luẩn quẩn trong bóng tối của những con đường Saigon thiếu ánh đèn hay không? Hai năm đă trôi qua, giờ đây chắc nàng chẳng c̣n cái e lệ ngượng ngùng thuở ấy. Thân xác nàng đă bị bao nhiêu người đàn ông xa lạ dày ṿ, tâm hồn nàng hẳn đă chai đá! Hay giờ này nàng đă trở thành một bà cán bộ? Tôi cũng cầu xin được như vậy, để cho nàng bớt tủi thân, bớt phải chịu đựng. Tôi thành thật cầu như vậy.