LZ vv Đạo Công Giáo có mặt ở Việt Nam từ lúc nào?


[ Follow Ups ] [ Post Followup ] [ Culture ]

Posted by tinh (76..244.248) on September 08, 2021 at 10:47:29:

Khg biết ngẫu nhiên hay sao mà báo nv mới đây đăng bài "Đạo Công Giáo có mặt ở Việt Nam từ lúc nào?"

Bài khá dài nên tui chỉ dán lên đây phần đầu nói về đạo CG có mặt ở VN từ lúc nào mà thôi. Cuối my post, có cái link ai muốn đọc hết nguyên bài thì xin mời mở link ...

"Không chỉ một số sử gia và nhiều người Việt Nam nghĩ rằng đạo Công Giáo tại Việt Nam bắt nguồn từ những linh mục người Pháp, mà ngay trong Giáo Hội Pháp cũng có một số người nghĩ như vậy. Vào thời điểm tài liệu lịch sử khan hiếm, ư niệm trên cũng lan truyền trong nhân gian, tạo ra dư luận ác ư suốt thời gian khá dài: Công Giáo Việt Nam có liên hệ đến việc Pháp xâm chiếm nước Việt Nam.

Thế nhưng lối suy nghĩ này đang được chuyên gia nghiên cứu lịch sử Việt Nam Roland Jacques (Dương Hữu Nhân) phản đối, bắt đầu từ bài tranh luận qua dạng lá thư gửi đến Hội Đồng Giám Mục Pháp từ năm 1997. [1] Những năm gần đây, do tài liệu lịch sử dễ tiếp cận, những “ác ư” nói trên bị mai một theo thời gian. Bởi v́ đạo Công Giáo có mặt tại Việt Nam từ thế kỷ 16 và được thiết lập vững chắc bởi các thừa sai Ḍng Tên Bồ Đào Nha và Ư, từ trụ Ḍng Tên tại Nhật Bản đến Việt Nam năm 1615 [2].



Măi 243 năm sau, Tháng Tám, 1858, quân Pháp mới đổ bộ vào Đà Nẵng, Việt Nam. Đây là MỐC LỊCH SỬ RƠ RÀNG NHẤT, làm cho những ai có dụng ư muốn gán cho Công Giáo Việt Nam “tội rước Pháp xâm chiếm Việt Nam” phải xét lại định kiến sai lầm.

Trong cuộc trao đổi với phái viên Vận Hội Mới tối 30 Tháng Tám, 2021, Linh Mục Roland Jacques, trưởng Khoa Giáo Luật Đại Học St. Paul, Ottawa, Canada, đă xác nhận những điểm quan trong thượng dẫn.

Nhân chuyến thăm Hội Yểm Trợ Án Tuyên Thánh Cha Phanxicoxavie Trương Bửu Diệp, tại trụ sở của hội ở miền Nam California, Hoa Kỳ, Linh Mục Roland Jacques Dương Hữu Nhân được mọi thành viên cùng một số linh mục và quan khách ái mộ, đă dành cho ngài một buổi tiếp đón trong không khí cầu nguyện thánh thiêng với tấm ḷng ngưỡng mộ một người gốc Pháp yêu mến quê hương và Giáo Hội Việt Nam. Chính v́ lư do này, cha Nhân, ngoài chín ngôn ngữ khác trên thế giới, ngài đă cố gắng học để đọc, viết và nói chuyện bằng tiếng Việt một cách thành thạo, không thua ǵ những con dân Việt. Do tâm t́nh yêu mến quê hương Việt Nam, Linh Mục Roland Jacques đă chọn cho ḿnh tên Việt là Dương Hữu Nhân từ thập niên 1980.

Chính nhờ biết đọc, viết sành sỏi các ngôn ngữ như Hy Lạp, Do Thái, Latin, Bồ Đào Nha, Ư, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và cả tiếng Việt Nam,… nên cha Nhân đă tiếp cận được nhiều tài liệu khác nhau để đủ giúp ngài chứng minh rằng, kể từ năm 1615, các vị giáo sĩ ḍng Tên của tỉnh ḍng Nhật Bản, tỉnh ḍng có nhiều linh mục mang quốc tịch khác nhau, có tầm vóc quốc tế đă đặt nền móng thành h́nh cho công cuộc truyền giáo, cũng là nền móng cho Giáo Hội Việt Nam.

Tài liệu trên Bách Khoa Toàn Thư Mở ghi rơ: Các vị thừa sai Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha thuộc nhiều hội ḍng khác nhau đôi lúc đă cố thử mở đường rao giảng Phúc Âm, nhưng phải đợi đến phương pháp và sự kiên tŕ quyết tâm của các tu sĩ Ḍng Tên để thấy được những hy vọng trở thành sự thật.

Vào năm 1615, các linh mục Ḍng Tên như LM Francesco Buzomi, ngưới Ư lần đầu tiên đến Đàng Trong. LM Francisco de Pina, người Bồ Đào Nha là nhà truyền giáo đầu tiên thông thạo tiếng Việt. LM Giuliano Baldinotti, người Ư tới t́m hiểu Đàng Ngoài năm 1626. LM Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ), người Pháp cập bến Cửa Bạng, Thanh Hóa năm 1627 và bắt đầu công cuộc truyền giáo với nhiều thành tựu tại Đàng Ngoài. LM Girolamo Maiorica, người Ư nhiều năm truyền giảng Phúc Âm, viết sách chữ Nôm và hoạt động mục vụ tại Đại Việt cho tới những năm cuối đời. Ḍng Tên đă gây dựng nền móng vững chăi cho Công Giáo Việt Nam ngay từ thế kỷ 16. [3]

Khi những vị người Pháp đầu tiên, các tu sĩ Joseph Francis Tissanier và Pierre Jacques Albier, đi tàu biển đến Việt Nam vào năm 1658, th́ có gần 70 vị truyền giáo gồm tám quốc tịch khác nhau đă kẻ trước, người sau cũng đặt chân đến nơi này, trong số đó có 35 vị người Bồ Đào Nha, 19 vị người Ư và bảy vị người Nhật. [1]

Như thế, vào thời kỳ đầu của lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, chưa có vị nào mang quốc tịch Pháp. Sau 243 năm, Tháng Tám, 1858, quân viễn chinh Pháp cùng Tây Ban Nha đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Sài G̣n. [4] Căn cứ vào mốc thời gian để minh chứng lịch sử cho từng giai đoạn th́ những ǵ LM Roland Jacques Dương Hữu Nhân tŕnh bày hoàn toàn thuyết phục."

link https://www.nguoi-viet.com/dien-dan/dao-cong-giao-co-mat-o-viet-nam-tu-luc-nao/


Follow Ups:

Delete your own posting with password 'delete':
Password:    

Post a Followup

Name:     E-Mail:
Subject:
Comments:

UNICODE (Chie^`u Tra('ng => Chiều Trắng)        VIQR (Chie^`u Tra('ng => Chie^`u Tra('ng)