Re: 2600 về trước ...


[ Follow Ups ] [ Post Followup ] [ Culture ]

Posted by Phù Vân (136..12.9) on February 03, 2024 at 01:22:23:

In Reply to: Re: 2600 về trước ... posted by Lz on February 02, 2024 at 12:17:28:

1- Nếu bác xem % dân số ăn chay thời Phật walks earth thì khác hơn bây giờ với công nghệ nuôi và giết động vật quá sức quy mô! Thịt bày bán ở siêu thị sẵn đó khỏi phải giết gà cắt tiết, mổ heo mổ bò như cái thời trước 1960!
CHo nên % dân số ăn chay trên toàn thế giới nói chung đã giảm xuống quá nhiều!

Bác nên double check lại lịch sử,
Tu sĩ họ ẩn tu, ít khi xuất hiện ra ngoài đời thường - Họ không sợ chết vì đói khát hay vì thú dữ ăn thịt chứ không phải họ lê la ngoài chợ xin ăn như mình hay nghĩ đâu nhé! do đó dân Ấn rất trọng những vị khất sĩ và luôn cung dưỡng những món chay rất là cung kính chứ không phải xem như là xin ăn đồ thừa đâu bác ạ!

giai cấp ở Ấn vào thời xa xưa:
Tiết IV: Bốn Giai Cấp Của Xã Hội Ấn Độ

Thuở xưa, dân tộc Ấn-Độ rất cung kính thần linh, tôn trọng nghi thức cúng tế. Lúc đầu, họ đặt ra người Gia-trưởng, hoặc Tộc-trưởng, để giữ việc tế lễ, gọi là chức Ty-tế. Lần lần, chức Ty-tế nầy trở thành việc chuyên môn, nên được thay thế bằng các Tăng-lữ. Mặt khác, vì theo đà tiến triển của xã hội, lại phát sanh ra bốn chức nghiệp: Sĩ, Nông, Công, Thương. Các nghề nghiệp nầy lần lần trở thành giai cấp hóa. Giai cấp Tăng-lữ chủ về việc tế tự, chiếm địa vị tối cao. Giai cấp Vua chúa nắm giữ chánh quyền, ở vào địa vị thứ hai. Nhơn dân phổ thông như hạng nông, công, thương, thuộc về địa vị thứ ba. Còn hạng người thổ dân của Ấn-Độ bị Nhã-Lỵ-An chinh phục, chuyên theo nghề nghiệp thấp kém như ở đợ, làm mướn, là giai cấp tiện dân, ở vào địa vị thứ tư.

Lối phân chia giai cấp đó, mỗi ngày thêm chặt chẽ. Ban sơ, sự phân biệt chỉ ở trong quan niệm của dân chúng mà thôi. Nhưng khi các Tăng-lữ nắm được thật quyền trong xã hội họ liền tổ chức thành bốn giai cấp rõ rệt: Tăng-lữ thuộc giai cấp Bà-La-Môn (Brahman), vua chúa thuộc giai cấp Sát-Ðế-Lỵ (Ksatriya), bình dân thuộc giai cấp Phệ-Xá (Vaisya), Tiện dân thuộc giai cấp Thủ-Ðà-La (Sùdra). Hai hạng trước là giai cấp thống trị, hai hạng sau là giai cấp bị trị. Bốn giai cấp nầy theo chế độ thế tập, cha truyền con nối, nên giai cấp nô lệ cứ phải đời đời làm nô lệ, gây ra một tổ chức xã hội bất công.

Vì thế thí dụ của bác đưa ra về bà Thanh Đề mới có cơ sở:

("Xưa ở Ấn Độ có bà Thanh Đề rất sùng đạo, thường đi chùa lễ Phật. Bà cuồng tín đến độ cho rằng gạo nấu cơm cúng Phật mua ngoài chợ không tinh tấn bởi hạt lúa trước khi xay bị người ta bước ngang qua.....Bà bèn tự tay trồng lúa vô mấy gáo dừa, treo lên cao, đến kỳ thu hoạch, lấy hạt lúa đó, dùng cán một con dao mới tinh, giả ra gạo, nấu cơm đem lên chùa dâng cúng.")

Còn nói về tịnh nhục thì chỉ có sau khi Phật đã già rồi! Tăng đoàn đòi hỏi ăn thịt (do ông Bồ Đề Đạt Đa xúi giục rằng trong khi đám Bà La Môn sướng như thế mà tăng lữ theo theo Phật thì tu khổ hạnh)
vì thế Phật phải buộc lòng đưa ra quy luật của tịnh nhục kia

"
Thời Đức Phật, đi xin có gì ăn nấy, đi xin khất thực mà ai dám đặt điều kiện nọ điều kiện kia? Đói thì ăn chứ không câu nệ, miễn là theo đúng tịnh nhục như lời Phật dạy
"

Xưa:
Làm Phật tử mình phải có lòng từ bi, tức là không giết mấy con vật, không khiến người khác giết mấy vật để ăn, nếu mình biết hoặc nghi ngờ người ta giết mấy con vật để CHO MÌNH ăn thì cũng không ăn
Nhưng nếu thịt đã được làm sẵn, mình không ăn con vật cũng đã chết cho nên được phép
Nay:
bây giờ với công nghệ nuôi và giết động vật quá sức quy mô! Thịt bày bán ở siêu thị sẵn đó khỏi phải giết gà cắt tiết, mổ heo mổ bò như cái thời trước 1960!
Xưa chưa có công nghệ nuôi gia súc thì tịnh nhục ở đâu ra mà lắm như ngày nay ?

Vì vậy, xem kinh cũng phải nhìn lại để rồi chớ đem các món thịt mà cung dưỡng cho các vị sư đi khất thực là không áp dụng đúng như thời xưa!
cũng như các sư thời nay không hiểu biết mà lạm dụng, cũng ăn tùm lum vậy rồi đem kinh ra làm bằng chứng Phật cho ăn thì làm sao coi cho phải ?!


Follow Ups:

Delete your own posting with password 'delete':
Password:    

Post a Followup

Name:     E-Mail:
Subject:
Comments:

UNICODE (Chie^`u Tra('ng => Chiều Trắng)        VIQR (Chie^`u Tra('ng => Chie^`u Tra('ng)