Re: bài thơ tặng người đàng hoàng


[ Follow Ups ] [ Post Followup ] [ Nostalgia ]

Posted by original inspiration (72..2.45) on January 19, 2024 at 18:16:38:

In Reply to: bài thơ tặng người đàng hoàng posted by by nqnv (repost) on January 19, 2024 at 18:12:56:

nqnv wrote the poem inspired by this following story. This story is by Thai-Vinh and was posted by che using nick tv. It's not clear if che = Thai-Vinh, or che simply reposted a story he found somewhere.

<h2>Người Đàng Hoàng

Posted by tv ..209..222.94 on Sep 28, 2006 at 22:38:02:
Người đàng hoàng
(Thái-Vinh, mến tặng Kim-Quy & Tự-Đoàn)

Năm nào gần tới mùa tựu trường bên Mỹ, tôi cũng thấy ḷng bồi hồi, đ̣i dẫn con về. Vợ tôi nghe riết, bực ḿnh:

- Đang sống ở một nơi được gọi là thiên đàng dưới hạ giới, mà anh c̣n đ̣i đi đâu nữa?

Tôi làm bộ chán nản:

- Đúng là thiên đàng, nhưng là một thiên đàng buồn! Tính anh ưa náo nhiệt, cứ ở miết trên ḥn đảo nhỏ xíu giữa biển, chắc anh nhớ tiếng động chết sớm quá!

- Th́ anh cứ về trước một ḿnh, lo kiếm việc làm, và mua nhà cửa đàng hoàng, rồi đón mẹ con em về?

Nói xong, sợ làm tôi buồn, nàng cầm tay âu yếm rủ đi ra biển ngồi dưới bóng dừa, thả hai đứa trẻ con xuống chơi cát, cứ thế làm tôi mềm ḷng ở lại Tân Đảo gần mười năm!

Cho đến một năm, khi đưa cả gia đ́nh về quê ăn Tết, nghe Ba tôi ao ước được đi Mỹ chơi một chuyến, tôi thầm hứa nhất định sang năm phải về Mỹ.

Ngày đi lên phi trường Tontouta, một ḿnh ngồi trên xe đưa khách, ngó lại thấy vợ con đứng trước nhà xa dần c̣n vẫy tay chào, tôi ứa nước mắt! Mới đó mà đă gần mười năm! Cậu con trai của tôi nay đă cao lớn hơn bố, và cô con gái đang sắp bước vào tuổi biết buồn...

Không biết các con tôi có nghĩ tôi đang đi t́m tương lai cho chúng nó, hay tôi muốn trở về với cuộc sống náo nhiệt cho riêng tôi, mà tôi dám liều mạng trở về Mỹ làm một kẻ không nhà ở cái tuổi gần 5 bó? Hy vọng bên Mỹ, việc nhiều hơn người như anh tôi vẫn thường viết thư bảo về, rồi tôi cứ ch́m vào giấc ngủ triền miên trên chuyến bay từ Nouméa (Nouvelle Calédonie), qua Futuna (Wallis), Tahiti, rồi San Francisco.

Thế là tôi đă "hồi hương" sau gần mười năm rủ áo kiểu như Từ Thức lạc đào nguyên về trần thế. Chỉ trong ṿng vài tuần lễ, gia đ́nh em tôi đă giúp tôi nhanh chóng hội nhập trở lại cuộc sống cũ. Tôi hảnh diện, gọi thăm vợ:

- Anh đă có việc làm. Bao giờ em về với anh?

- Anh đă mua nhà để đón mẹ con em về chưa?

Nghe nói tới mua nhà, tôi như bị điện giựt! Nhà cửa ở thung lũng điện tử bây giờ đă lên tới bạc triệu! Đến chậm, chỉ c̣n có hai nước đi, là thuê nhà và chia pḥng.

Chị Phương, chủ nhà trọ lúc nào cũng tươi cười. Đưa tôi đi coi hai căn pḥng bỏ trống, rồi thân mật:

- Anh cứ tự nhiên coi như nhà của anh nhé!

Tôi khen:

- Nhà nhiều pḥng, rộng quá, chắc gia đ́nh chị đông người?

Chị thở dài:

- Chồng chết; con trai đi lính; con gái đi làm, ít khi có nhà. Ồ, mà quên, c̣n chị Thanh thuê căn pḥng đậu xe. Anh coi, nhà toàn đàn bà, nên được một người đàng hoàng như anh, tôi rất yên tâm!

Chưa ǵ, chị đă đưa tôi lên làm người đàng hoàng, làm tôi bật cười:

- Sao chị không có bồ, hay mua một cây súng cho yên tâm hơn?

- Ôi...bồ bịch chi nữa cho mệt! Sống tự do một ḿnh quen rồi anh ạ. Giết con ruồi, tôi c̣n chưa dám, nói chi tới cầm súng bắn ai?

Kể từ đó, tôi là người đàn ông duy nhất ra vào trong căn nhà với ba người đàn bà. Chúng tôi sống yên lặng như những bóng ma. Đúng ra, đôi khi cũng có hai người đàn ông khác đến th́ thầm gây tiếng động làm tôi chợt thức giấc, đó là hai người bạn trai của hai mẹ con chị, mà tôi chỉ loáng thoáng thấy mặt một hai lần.

Một hôm gặp tôi gửi trả tiền thuê pḥng, tự nhiên chị kể:

- Anh ấy đang làm giám đốc một công ty lớn bên New York, bỗng dời nhà sang bên nầy, lo ráo riết làm giàu, cho đến một hôm khám phá ra vợ có bạn trai, anh ấy buồn bă muốn tự tử...

Tôi vờ ngạc nhiên:

- Vậy mà tôi cứ tưởng chị đang sắp sửa từ bỏ cuộc đời tự do?

Chị phân bua:

- Nhiều lúc, thấy ảnh buồn, cứ ngồi miết ở đây suốt đêm, tôi không biết nói sao, chỉ mong lúc ấy có anh về khuyên giùm anh ấy một đôi câu!

Những chuyện t́nh buồn như thế, tôi đă nghe bạn bè Việt ở cùng sở làm kể nhiều rồi. Tôi tự hỏi tại sao anh chàng nầy vẫn chưa có can đăm mua một thùng xăng ŕnh đốt cả cô vợ lẫn nhân t́nh, rồi hăy tự tử như những người đàn ông bất hạnh ở San Jose kể từ ngày thị trường chứng khoán tụt dốc vẫn thường làm?

Tôi sợ nghe tâm sự, nên càng ít gặp chị. Mới tờ mờ sáng, tôi đă lặng lẽ ra khỏi nhà. Buổi chiều tan sở, tôi về thẳng tiệm Lee's Sandwich ăn cơm tối. Các cô ở quầy bán thức ăn tiệm Lee's Sandwich thấy tôi luôn luôn ngồi ăn một ḿnh, nên cảm động mỗi ngày cứ tự động gia tăng thêm thức ăn miễn phí. Một hôm, anh Ba phụ việc với các cô, lại nói nhỏ: "Cái chị đứng giữa đó khen anh đàng hoàng...h́ h́...nếu anh muốn, em làm mai cho?"
Kể từ buổi chiều hôm sau, tôi dời qua khu Nhà Lồng ăn tối, xong lân la ở trước sân đánh cờ tướng cho đến tối mịt mới về nhà, tắm rửa vội vàng, rồi về pḥng khóa cửa thiệt chặt.

Pḥng tôi đối diện với pḥng chị Phương. Khi nào ngó thấy cửa pḥng chị mở, tức là chị chưa về, th́ tôi thích thú bật đèn đọc sách, hay viết thư t́nh cho vợ; nhưng khi nào thấy cửa pḥng bên kia đóng, tức là chị đang có ở nhà, tôi sợ làm phiền chị, bèn vội vàng tắt đèn đi nằm, cố nhắm mắt ngủ mơ nhớ vợ. Vào những ngày cuối tuần không biết làm ǵ một ḿnh trong pḥng vắng, tôi bèn lái xe vù lên Sacramento thăm hai bà chị và một cô em gái mới kết nghĩa...Nghe cô em khen với hai bà chị rằng tôi là người đàng hoàng, tôi viết thư thăm vợ: "Em làm ơn về gấp! Ở San Jose nhiều cặp tan vỡ v́ có quá ít người đàng hoàng..."

Những đĩa bánh, hay trái cây chị đặt trước cửa pḥng tôi, thường kèm theo vài hàng chữ hỏi thăm làm tôi luôn luôn cảm động, vậy mà tôi nỡ ḷng từ chối nhiều lần chị mời đi leo núi, đi họp bạn, hay đi vũ trường Bay 101 nhảy đầm...

Một đêm kia ngủ quên đóng cửa, tôi chợt thức giấc, nghe tiếng hát ở pḥng khách:

"Đêm nay trăng sáng quá anh ơi
Đôi ta cùng cách bỡi ḍng sông bạc hai mầu..."

Nh́n ra cửa sổ, tuy không có ánh trăng, nhưng giọng hát trầm buồn của chị làm tôi bùi ngùi cho sự ngăn cách của chính vợ chồng chúng tôi! Một lát sau, nghe tiếng hỏi nhỏ:

- Anh c̣n thức trong đó không?

- Đang ngủ, chị ạ.

- Ra hát KaraOke chơi đi anh? Có chị Thanh nữa!

Nghe nói có chị Thanh, tôi bèn mặc quần áo ra gặp cho biết mặt.

Một hôm nhận thấy cửa pḥng đối diện mở đă hai ba hôm không khép, tôi nghĩ có lẽ chị chủ nhà đang đi nghỉ hè, th́ chợt nghe tiếng hỏi nhỏ:

- Anh c̣n thức trong đó không?

- Đang ngủ, chị ạ!

- Muốn uống cà phê không? Qua tôi pha cà phê Pháp cho uống?

Vừa nghe nói "cà phê Pháp", tôi mới biết người đứng ngoài cửa pḥng đó là chị Thanh. Pḥng chị là nhà đậu xe, mà người Việt ngụ ở San Jose thường đem xe ra đậu ngoài đường, để biến căn nhà đậu xe đó thành căn pḥng cho thuê.

Chị ở một ḿnh. Đồ đạc bày biện rất đơn sơ, chỉ có một cái tủ lạnh nhỏ, và một cái bếp điện di động...trên tường treo một bức h́nh người con gái xỏa tóc dài rất đẹp. Chị mở tủ lạnh lấy hộp trái cây đă cắt sẵn mời:

- Nhà không có bàn ghế. Anh ngồi tạm trên giường, ăn trái cây chờ tôi đun nước pha cà phê nhé.

Tôi ṭ ṃ hỏi:

- Bộ chị không có bà con, hay họ hàng ǵ bên Mỹ à?

- Tôi có cậu con trai đi du học bên nầy. Lúc đầu hai mẹ con ở chung, nhưng sau đó nó có bồ Mỹ, tôi phải ra riêng. Tôi c̣n một cô con gái chồng chết ở bên Tây.

Thấy tôi liếc nh́n bức h́nh trên tường, chị cười:

- H́nh tôi chụp hồi c̣n là con gái đó!

Tôi buột miệng khen nhỏ:

- Chị đẹp lắm!

Nhưng vừa nói xong tôi giựt ḿnh, tự nhủ, "Ḿnh đă có vợ, không thể nói một câu lăng mạn với ai trong đêm vắng như thế được!" bèn vội đưa tay đón tách cà phê chị mời, nghe chị kể:

- Nhà tôi cưới tôi khi tôi đang học năm thứ ba Đại Học Văn Khoa. Anh ấy là Dược sĩ, sau đó bị biệt phái vào quân đội và bị đạn pháo kích chết khi tôi c̣n có mang con bé út...

Cảm động quá, tôi sinh ḷng kính trọng, ngồi lại ngay ngắn, và nghe chị kể tiếp biết bao nỗi gian truân sau năm 1975 ở Việt Nam, rồi trên đường vượt biên hăi hùng, và cuộc sống khó khăn với hai đứa con thơ khi đến Pháp tị nạn. Đêm đó chúng tôi chia nhau ngồi ở hai cạnh giường từ bên nầy nói về hai phương trời xa lắc...

Những ngày nghỉ không đi chơi xa, và nếu chị chủ nhà đi vắng, tôi đem ghế sang pḥng chị Thanh ngồi nhâm nhi cà phê và nghe chị kể chuyện không thấy chán. Chị khen tôi đàng hoàng, và ngỏ ư muốn t́m một người bạn cho cô con gái của chị ở Pháp. Trong trí tôi thoáng hiện h́nh ảnh vài ba nhân vật đánh cờ độc thân ở khu nhà Lồng...Hôm sau gặp anh Vũ, tôi nhắc lại câu chuyện mẹ con chị Thanh, anh lắc đầu, "Tôi sợ đàn bà rồi, anh ơi!" Nhưng rồi anh cũng ṭ ṃ lại thăm, và rủ hai chị đi chợ Tết.

Uống cà phê lâu dần sinh ghiền, rồi sinh tật hay quên, ví dụ như quên đóng cửa pḥng, hay bỏ quên ghế ngồi bên pḥng chị Thanh...Không ngờ, lúc tôi vắng nhà, chị Phương vào pḥng dọn dẹp thấy mất ghế, bèn bắt đầu nghi ngờ tôi không c̣n đàng hoàng!

Một hôm thèm cà phê, tôi ghé qua chơi, thấy chị đang gấp quần áo vào va li, giọng chị hờn dỗi buồn rầu: "Từ đây muốn uống cà phê, anh phải chịu khó ra tiệm!"

Vài hôm sau, lúc trả tiền nhà, tôi nói với chị Phương:

- Cám ơn chị đă cho tôi sống dưới mái nhà êm đềm suốt mấy tháng qua. Tháng sau xin phép chị, tôi dọn ra riêng.

Chị Thanh đă dọn đi, bây giờ nghe tôi lại sắp đi, tiếng chị như nghẹn ngào:

- Tôi có làm ǵ cho anh buồn không?

- Làm ǵ có chuyện chị làm tôi buồn! Tôi đi, nhưng muốn giới thiệu anh Vũ là người đàng hoàng về ở trong căn pḥng ấy cho chị yên tâm, được không?

Chị gật đầu, nhưng vẫn c̣n thắc mắc:

- Dạ được chứ. Nhưng tại sao anh lại đi?

- Thưa chị, sau nửa năm xa cách, vợ tôi đă cảm động chịu trở về Mỹ...



Follow Ups:

Delete your own posting with password 'delete':
Password:    

Post a Followup

Name:     E-Mail:
Subject:
Comments:

UNICODE (Chie^`u Tra('ng => Chiều Trắng)        VIQR (Chie^`u Tra('ng => Chie^`u Tra('ng)